Sốt phát ban trên da bé

10:54 SA - Thứ Sáu | 25/06/2021

 

Triệu chứng :

bùng phát tạm thời là có nhiều mảng da màu đỏ, gồ ghề, có vảy hoặc ngứa, có thể có mụn nước hoặc sưng.

1. Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ từ 6- 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Một trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là do virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày.

2. Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết sớm

Sốt phát ban thường ủ bệnh khoảng 7 ngày nên bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài sau khoảng thời gian từ 7-14 ngày. Đối với các trường hợp bệnh nhẹ có thể sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh như sau:

  • Đau đầu: Dấu hiệu ban đầu là trẻ bị đau đầu, hâm hấp nóng. Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn này sẽ có biểu hiện quấy khóc nhiều.
  • Sốt: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là trẻ sốt cao đột ngột, nhiệt độ có thể đạt tới 39,4 độ C, kèm theo đó là các triệu chứng viêm họng, sổ mũi, ho. Ở cổ có thể nhìn thấy các hạch bạch huyết nổi lên. Sốt có thể kéo dài từ 3-5 ngày.
trẻ bị sốt phát ban

Triệu chứng phổ biến của sốt phát ban đó là trẻ bị sốt cao đột ngột

  • Cảm giác ớn lạnh: Kèm theo sốt là cảm giác ớn lạnh khiến trẻ rất khó chịu.
  • Phát ban: Phần lớn các trường hợp, phát ban sẽ xuất hiện sau những cơn sốt. Da của trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó.

Phát ban ở trẻ sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

Trẻ bị sốt phát ban

Phát ban thường sẽ xuất hiện sau các cơn sốt

Kèm theo những dấu hiệu trên có thể xuất hiện thêm một vài biểu hiện khác như:

  • Ho khan
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiêu chảy nhẹ, dễ mất nước
  • Mệt mỏi, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nhiều.
  • Chán ăn, biếng ăn, ở trẻ sơ sinh có thể bú ít.
  • Mí mắt bị sưng
  • Do bệnh sốt phát ban ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, tốt nhất các cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

    3. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

    Đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bất kỳ sự nghi ngờ nào của cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám ngay:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C
  • Thời gian sốt phát ban kéo dài hơn 7 ngày ( thông thường trẻ bị sốt từ 3-5 ngày).
  • Phát ban không có chuyển biến tích cực sau 3 ngày.
  • Nếu trẻ có những dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật...thì phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
  • Trường hợp nếu hệ miễn dịch bị tổn hại và trẻ đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh sốt phát ban.
  • 4. Phòng tránh sốt phát ban ở trẻ

    Để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh được sốt phát ban các bố mẹ cần thực hiện:

  • Cách ly trẻ ở nhà khi con bị bệnh do bệnh này rất dễ lây lan trong các môi trường như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh bởi hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng loại bệnh này.
  • Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, nước luộc thịt và các loại nước khoáng để tránh mất nước, thiếu nước.
  • Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay tránh các biến chứng nguy hiểm bệnh gây ra.